Cho các phát biểu sau: I. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch. II. Ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày. III. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM. IV. Nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Số phát biểu có nội dung đúng là


Câu hỏi:

Cho các phát biểu sau:
I. Thực vật C4 có hai dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch.
II. Ở thực vật CAM, quá trình cacboxi hóa sơ cấp xảy ra vào ban đêm. Còn quá trình tổng hợp đường lại xảy ra vào ban ngày.
III. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3 > C4 > CAM.
IV. Nhóm thực vật C3 và C4, pha tối diễn ra khác nhau ở chất nhận CO2 đầu tiên và sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Số phát biểu có nội dung đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

Đáp án chính xác

D. 4.

Trả lời:

Chọn C
I – Đúng. Thực vật C4 có 2 dạng lục lạp: Lục lạp của tế bào mô giậu và lục lạp của tế bào bao bó mạch nên quá trình quang hợp diễn ra ở 2 tế bào:
+ Tại tế bào mô giậu diễn ra giai đoạn cố dịnh CO2 đầu tiên
+ Tại tế bào bao bó mạch diến ra giai đoạn cố định CO2 lần 2
II – Đúng. – Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán qua lá vào
+ Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP và sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA
+ AOA chuyển hóa thành AM vận chuyển vào các tế bào dự trữ
– Ban ngày, khi tế bào khí khổng đóng lại:
+ AM bị phân hủy giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình  Canvin và axit piruvic tái sinh chất nhận ban đầu PEP
III – Sai. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C4 > C3 > CAM
IV – Đúng. Ở thực vật C3: + Chất nhận CO2 đầu tiên và duy nhất là hợp chất 5C ( Ribulozo- 1,5- điphotphat (RiDP)
+ Sản phẩm đầu tiên ổn định của chu trình là hợp chất 3C ( Axit photphoglyxeric APG)
– Ở thực vật C4: + Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (phosphoenl piruvic – PEP)
+ Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C ( axit oxaloaxetic -AOA), sau đó AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch

====== HOCVN.NET =====

  1. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

    Câu hỏi:

    Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

    A. Châu chấu.

    B. Cá chép.

    C. Giun tròn.

    D. Chim bồ câu.

    Đáp án chính xác

    Trả lời:

    Chọn D

    ====== HOCVN.NET =====

  2. Cho sơ đồ sau  (1), (2), (3) tương ứng là :

    Câu hỏi:

    Cho sơ đồ sau 

    (1), (2), (3) tương ứng là :

    A. Tái bản, phiên mã, và dịch mã .

    Đáp án chính xác

    B. Tái bản, dịch mã và phiên mã

    C. Phiên mã, sao mã và dịch mã

    D. Dịch mã, phiên mã và tái bản

    Trả lời:

    Chọn A
    Từ ADN → ADN qua quá trình nhân đôi (hay tái bản)
    Từ ADN → ARN qua quá trình phiên mã
    Từ ARN → Protein qua quá trình dịch mã

    ====== HOCVN.NET =====

  3. Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ p là: 0,5AA+0,4Aa+0,1aa = 1. Tính theo lý thuyết, cấu trúc di truuyền của quần thể này ở thế hệ F1 là:

    Câu hỏi:

    Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ p là: 0,5AA+0,4Aa+0,1aa = 1. Tính theo lý thuyết, cấu trúc di truuyền của quần thể này ở thế hệ F1 là:

    A. 0,60AA+0,20Aa+0,20aa=1.

    B. 0,42AA+0,49Aa+0,09aa=1.

    C. 0,49AA+0,42Aa+0,09aa=1.

    Đáp án chính xác

    D. 0,50AA+0,40Aa+0,10aa=1.

    Trả lời:

    Chọn C
    Sau 1 thế hệ ngẫu phối thì quần thể đạt trạng thái cân bằng
    QT ban đầu có f(A) = 0,5 + 0,4/2 = 0,7; f(a) = 1 – 0,75 = 0,3
    → Cấu trúc của QT ở F1: 0,7^2 AA + 2.0,7.0,3 Aa + 0,3^2 aa = 1

    ====== HOCVN.NET =====

  4. Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm

    Câu hỏi:

    Quá trình tiến hóa nhỏ có đặc điểm

    A. Không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

    B. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, trong thời gian dài.

    C. Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

    Đáp án chính xác

    D. Không cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

    Trả lời:

    Chọn C
    Tiến hóa nhỏ (tiến hóa vi mô, microcvolution) là quá trình biến đổi thành phần kiểu trên của quần thể, bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sự cách ly di truyền giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. Kết quả là sự hình thành loài mới.
    Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
    Trong các đặc điểm trên, C đúng, còn lại:
    – Tiến hóa nhỏ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
    – Tiến hóa nhỏ diễn ra trên phạm vi hẹp, thời gian ngắn.
    – Tiến hóa nhỏ cần sự tác động của các nhân tố tiến hóa.

    ====== HOCVN.NET =====

  5. Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng rẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

    Câu hỏi:

    Các cây thông nhựa liền rễ sẽ hút được nhiều dinh dưỡng khoáng hơn so với các cây thông nhựa sống riêng rẽ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?

    A. Hỗ trợ cùng loài.

    Đáp án chính xác

    B. Kí sinh cùng loài.

    C. Cạnh tranh cùng loài.

    D. Vật ăn thịt – con mồi.

    Trả lời:

    Chọn A

    ====== HOCVN.NET =====

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top